Tuần đầu tháng 03-2020, Sixei tiến hành đào tạo vận hành và chuyển giao công nghệ cho đại diện Chủ đầu tư và Ban quản lý chung cư.
Công tác đào tạo bắt đầu từ Kiến thức nền – Quy trình công nghệ – Thông số vận hành kết hợp với thao tác thực tế để chuyển giao toàn bộ hệ thống cho Chủ đầu tư.
– F/M
Tỷ lệ F/M là viết tắt của Food to Microorganism – là thực phẩm cung cấp cho vi khuẩn. Hay nói cách khác, tỷ lệ F/M là một biện pháp cung cấp thức ăn cho vi khuẩn trong quy trình bùn hoạt tính và các vi sinh trong các bể hiếu khí. Mỗi quy trình bùn hoạt tính có một chuỗi tỷ lệ các giá trị F/M tại thời điểm bể hoạt động tốt nhất.
Lượng thức ăn (F) đưa vào trong quy trình bùn hoạt tính là tải trọng của BOD được xả thải vào các bể hiếu khí.
Lượng vi khuẩn (M) có trong quy trình bùn hoạt tính bao gồm khối lượng của chất rắn lơ lửng hòa tan dễ bay hơi (MLVSS) ở các bể hiếu khí đang hoạt động.
– SV (Sludge Volume ) là thể tích bùn lắng trong 30 phút (còn gọi là SV30) – thiết bị đo là nón imhoff
– SVI
SVI là viết tắt của Sludge Volume Index – có nghĩa là chỉ số thể tích bùn, thường được dùng để đo đặc tính bùn lắng (đơn vị tính là milliliters/gram) trong hỗn hợp bùn và nước hoặc bùn hoạt tính.
Thể tích 1L của chất rắn hỗn hợp để lắng 30 phút trong một bình ống trụ có dung tích 1L tiêu biểu được dùng để xác định SVI. Thể tích chất rắn sau lắng (milliter) chia cho nồng độ chất rắn lơ lửng của hỗn hợp (tính bằng g/L) để xác định được SVI.
Công thức tính như sau:
SVI (mL/g) = Thể tích chất rắn (mL) để lắng sau 30 phút / Nồng độ chất rắn lơ lửng của hỗn hợp (g/L)
– MLSS
MLSS (Mixed Liquoz Suspended Solids) có nghĩa là hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng hay chính là nồng độ chất rắn có trong bể bùn hoạt tính. MLSS được xác định là lượng cặn lắng được trong bể ở môi trường tĩnh vào một khoảng thời gian nhất định. Phần MLSS lắng đọng lại này bao gồm cả chất hữu cơ và chất vô cơ.
– DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v…) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo
– pH cho vi sinh phát triển:
Độ pH phù hợp nên là giữa 6.5 – 8.5 để tránh áp lực lên các vi sinh khuẩn, và làm cho phản ứng sinh học được tối ưu.
– Quá trình Nitrat hóa:
Quá trình nitrat hóa là quá trình oxy hóa sinh hóa nitơ của các muối amon đầu tiên thành nitrit và sau đó thành nitrat trong điều kiện thích ứng
Trong điều kiện hiếu khí, NH4+ sẽ được chuyển thành NO3– nhờ các vi khuẩn tự dưỡng (sử dụng carbon từ chất vô cơ) Nitrosomonas và Nitrobacter:
NH4+ + 1,5O2 Nitrosomonas NO2– + H2O + 2H+
NO2– + O2 Nitrobacter NO3–
– Quá trình khử Nitrat hóa:
Quá trình khử nitrat là quá trình tách oxy khỏi nitrit, nitrat dưới tác dụng của các vi khuẩn yếm khí (vi khuẩn khử nitrat).
Quá trình chuyển NO3- ® NO2- ® NO ® N2 với việc sử dụng metanol làm nguồn cacbon được biểu diễn bằng các phương trình sau:
Khử nitrat
NO3– + 1,08CH3OH + H+ ® 0,65C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
Khử nitrit
NO2– + 0,67CH3OH + H+ ® 0,04C5H7O2N + 0,48N2 + 0,47CO2 + 1,74H2O
– Giá thể vi sinh là gì:
Giá thể vi sinh ( đệm vi sinh ) là một loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để tăng diện dích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải. Từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao.