Công nghệ được sử dụng bao gồm:
a) Tháp oxi hóa
Nước được bơm từ giếng lên tháp oxi hóa. Tháp oxi hóa mục đích là khử khí CO2 nâng cao pH của nước đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt.
Nguyên lý của phương pháp này là oxy hoá sắt (II) thành sắt (III) và tách chúng ra khỏi nước dưới dạng hyđroxyt sắt (III). Trong nước ngầm, sắt (II) bicacbonat là một muối không bền, nó dễ dàng thuỷ phân thành sắt (II) hyđroxyt theo phản ứng:
Fe (HCO3)2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2H2CO3
Nếu trong nước có ôxy hoà tan, sắt (II) hyđrôxyt sẽ bị ôxy hoá thành sắt (III) hyđrôxyt theo phản ứng:
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2→ 4Fe(OH)3↓
Trong tháp, nước sẽ được phân phối từ đỉnh tháp xuống xuyên qua các lớp đĩa phân phối dọc theo chiều cao tháp. Trong khi đó, khí sẽ được phân phối theo chiều ngược lại từ đáy tháp lên trên bằng quạt cưỡng bức. Khi đi qua các lớp đệm, nước sẽ được chia nhỏ và tiếp xúc với khí nhờ đó quá trình khử sắt và NH3 xảy ra.
b) Bể lắng cặn
Tại bể lắng, các chất rắn lắng được có trong nước sẽ được lắng xuống bằng phương pháp trọng lực.
Bể lắng có chức năng giữ nước lại sau quá trình làm thoáng trong một thời gian đã để quá trình ôxy hoá và thuỷ phân sắt diễn ra hoàn toàn, đồng thời tách một phần cặn nặng trước khi chuyển sang bể lọc.
c) Thiết bị lọc áp lực
Nước trong bể chứa sẽ được bơm qua 02 bồn lọc áp lực.
Vật liệu lọc bao gồm than, cát thạch anh, sỏi. Tại dây, các thành phần ô nhiễm như cặn lơ lững… sẻ được loại bỏ.
d) Thiết bị trao đổi ion
Việc sử dụng nhựa trao đổi Anion trong các hệ thống lọc nước yêu cầu độ tinh khiết cao ngày được áp dụng nhiều.
Tất cả các nhựa trao đổi ion Anion đều cần tái sinh trong khoảng thời gian lọc nhất định vì khi lọc qua bể lọc anionit các ion SO42-, NO3- được giữ lại, thay bằng ion Cl- .
e) Bể chứa nước sau xử lý
Chứa nước sạch sau quá trình xử lý lọc áp lực. Ổn định nguồn nước cấp trước khi bơm vào hệ thống phân phối nước sạch.
Trên đường ống dẫn vào bể, hệ thống khử trùng Chlorine lỏng sẽ được điều khiển châm vào nước để đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn khử trùng.